PRM là viết tắt của “Partner Relationship Management” hay còn được biết đến với cái tên Quản lý quan hệ đối tác
Có thể nhiều người sẽ lần đầu được nghe về PRM là gì nhưng “quản lý quan hệ đối tác” thì chắc đã nghe đến. hôm nay mình sẽ giới thiệu tổng quan về PRM trong bài viết này.
Để một doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển thì sự đóng góp không thể thiếu của “KHÁCH HÀNG”. Nhưng có một vấn đề xảy ra khi số lượng khách hàng ngày một tăng, vấn đề phát sinh ngày càng nhiều. Vậy, làm thế nào để có thể vận hành duy trì và tiếp tục hợp tác một lượng lớn khách hàng một cách suôn sẻ.
Mục lục
Khái niệm prm là gì ?
PRM – Partner Relationship Management (Quản lý quan hệ đối tác).

PRM là gì
Là một quá trình kinh doanh mà theo đó một tổ chức các kết hợp chính sách, thủ tục, phương pháp để cung cấp, quản lý và duy trì các mối quan hệ của nó với các đối tác kinh doanh bên ngoài
>>>XEM THÊM: CRM là gì, sự cấp thiết của crm hiện nay
Lợi ích của PRM mang lại
- PRM được thiết kế để quản lý một hệ thống phức tạp bao gồm các tổ chức – đối tác độc lập.
- Trong một mô hình doanh nghiệp gián tiếp, các nhà quản lý kênh thông tin làm việc với rất nhiều đối tác khác nhau và các đại diện bán hàng làm việc với rất nhiều công ty để cung cấp các sản phẩm giải pháp cho khách hàng.
- Mỗi đối tác đều có cách kinh doanh khác nhau. Từ quy trình làm việc đến cách làm việc với khách hàng rất hiếm khí có sự tương đồng. điều này khiến thông tin đánh giá và cáo cáo tổng thế dường như là không thể xảy ra.
- Một quy trình hoàn chỉnh là giữa công ty cung cấp và khách hàng cần tương quan với nhau. Vì vậy muốn quản lý gián tiếp các quan hệ hợp tác đó thì doanh nghiệp cần hệ thống PRM (Quản lý quan hệ đối tác) để tập trung đối phó với đối thủ kinh doanh.

PRM là gì – Lợi ích của PRM mạng lại
Xem thêm: Toàn tập về phần mềm quản lý dự án xây dựng miễn phí
Làm thế nào để quản lý quan hệ đối tác
- Quá trình quản lý quan hệ dối tác đòi hỏi một kế hoạch tập trung và thực hành có hệ thống, có phương pháp và phải nhất quán trong doanh nghiệp. Nhiều công ty nước ngoài phải sử dụng một công cụ gọi là kế hoạch quản lý đối tác.
- Bản kế hoạch này liệt kê đầy đủ các đối thủ chủ chốt, xác định vai trò, ảnh hưởng của họ đối với doanh nghiệp cũng như sách lượng mà doanh nghiệp dàn cho họ. bản kế hoạch quản lý đối tác do tổng giám đốc phê duyệt, và việc thực hiện phải được ủy quyền tùy theo mức độ cho các trưởng bộ phận. Làm theo cách này, các cấp quản lý ở doanh nghiệp đều có ý thức chung về quản lý quan hệ đối tác và thực hành một cách hệ thống theo phương pháp đã được nghiên cứu và xét duyệt.
- Một trong những nội dung quan trọng nhất của kế hoạch quản lý quan hệ đối tác chính là kế hoạch giao tiếp với các đối tác, tức là xác định những thông tin cần trao đổi, mức độ tiếp xúc, cách truyền đạt thông tin sao cho hiệu quả nhất.
- Việc lập kế hoạch này được xây dựng trên cơ sở hiểu rõ vai trò, nhu cầu và mong đợi của các đối tác khác nhau. Vì thế các doanh nghiệp nên lưu ý việc giao tiếp này là giao tiếp của tổ chức, thể hiện cấp độ doanh nghiệp chứ không phải là giao tiếp mang màu sắc của một cá nhân cụ thể nào.

PRM là gì – quản lý quan hệ đối tác
>>>> XEM THÊM: Oracle là gì? phần mềm Oracle ERP
>> Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn
So sánh sự khác nhau giữa CRM & PRM
CRM | PRM |
Quản lý quan hệ khách hàng | Quản lý quan hệ đối tác |
Được thiết kê để quản lý sự bán hàng trực tiếp giữa đại diện bán hàng và người mua | Được thiết kế để quản lý một hệ thống phức tạp bao gồm các tổ chức đối tác độc lập |
Hệ thống cơ sở dữ liệu tổng hợp về khách hàng do các bộ phận khác nhau trong cty thu thập | Thông tin được phân tích và lên kế hoạc rõ ràng |
Được thiết kế với nhiều thành phần:
|
Bao gồm dự phòng các sản phẩm dịch cho một mảng của đối tác:
|
KẾT LUẬN:
Sau khi tìm hiểu PRM là gì thì chắc hẳn mọi người đã hiểu về cách quản lý quan hệ đối tác và sự khác nhau giữa CRM & PRM. Mức độ cần thiết của prm đối với bất kỳ doanh nghiệp nào ở hiện nay là không thể chối bỏ.
Hơn nữa, Bạn hoàn toàn có thể sử dụng phần mềm hỗ trợ quản lý doanh nghiệp tại CRMVIET. Là một phần mềm quản lý tổng thể bao gồm (quản lý mua hàng, bán hàng, kho, Automation Marketing,…). Đăng ký dùng thử phần mềm quản lý doanh nhiệp và tìm hiểu thông tin chi tiết theo đường link dưới đây: