Ngày nay, các ứng dụng SaaS đang ngày càng trở nên ngày một phổ biến. Tuy nhiên liệu rằng tất cả chúng ta đã hiểu đúng và đủ về SaaS chưa? Nếu chưa, thì các bạn hãy cùng CRMViet tham khảo bài viết dưới đây nhé !
Mục lục
SaaS là gì ?
SaaS (viết tắt của Software-as-a-Service) – một trong những dạng điện toán đám mây phổ biến nhất – được định nghĩa là mô hình phân phối dịch vụ ứng dụng phần mềm; trong đó nhà cung cấp không bán sản phẩm phần mềm mà bán dịch vụ dựa trên phần mềm đó. Tức là nhà cung cấp tạo ra và duy trì một phần mềm chạy trên nền web, và khách hàng có thể truy cập từ xa thông qua internet sau khi trả một khoản phí đăng ký định kỳ (hàng tháng, quý, năm).
SaaS được coi là mô hình 4.0 ưu việt hơn so với phần mềm on-premise – dạng phần mềm được doanh nghiệp mua lại thông qua một giấy phép vĩnh viễn.

Đặc điểm cơ bản của SaaS
Cấu hình và tùy biến
Cấu hình của các ứng dụng SaaS không khác biệt quá nhiều so với cấu hình ứng dụng thông thường. Vậy nên, bạn hoàn toàn có thể tiến hành điều chỉnh các yếu tố liên quan đến giao diện, tính năng sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của từng công ty, doanh nghiệp. Khả năng tùy biến của ứng dụng thì còn phụ thuộc vào mức độ thiết kế.
Giao thức tích hợp mở
Các ứng dụng SaaS được lập trình trên nền tảng web nên không thể trực tiếp truy cập vào hệ thống dữ liệu nội bộ. Do đó, SaaS cung cấp các giao thức tích hợp mở và giao diện lập trình ứng dụng để hỗ trợ tối đa cho người sử dụng.
Nói một cách đơn giản thì đặc trưng này giúp SaaS có thể dễ dàng tích hợp với các loại phần mềm hay dữ liệu khác một cách đơn giản và thuận tiện hơn rất nhiều so với việc phải sử dụng tách biệt nhiều loại phần mềm, ứng dụng khác nhau như trước đây.
Đặc điểm của Saas
Chức năng chia sẻ thông tin
Tính năng nổi bật nhất của SaaS chính là khả năng chia sẻ thông tin.
Ở các ứng dụng, phần mềm thông thường, bạn sẽ mất nhiều thời gian cho việc chuyển giao dữ liệu qua lại. Điều này sẽ đặc biệt khó khăn khi bạn cần gửi những thông tin, dữ liệu cho nhiều người hoặc khi cần cộng tác để cùng tiến hành chỉnh sửa.
Tuy nhiên, với SaaS, bạn có thể chia sẻ mọi loại dữ liệu và cho phép cộng tác, tiến hành việc chỉnh sửa đồng thời từ nhiều nguồn khác nhau thông qua một đường link.
Xem thêm: Các ứng dụng TOP cho WORK FROM HOME
Ưu điểm của SaaS
Khả năng truy cập
Thay vì phải tải một phần mềm và cài đặt nó, bạn có thể sử dụng nó thông qua trình duyệt trên Internet. Do đó, bạn cũng không cần quá bận tâm đến việc đang sử dụng hệ điều hành nào cả.
Ngoài ra, khi đã hiểu SaaS là gì bạn sẽ biết những ứng dụng dưới dạng SaaS không chỉ có thể được sử dụng trên máy tính để bàn, chúng còn có thể được sử dụng trên các thiết bị di động nữa.
Khả năng cập nhật
Do chúng chạy trên đám mây nên nhà cung cấp có thể cập nhật phần mềm của họ gần như liên tục mà không ảnh hưởng xấu đến hoạt động của người dùng. Điều này hoàn toàn trái ngược với phần mềm truyền thống.
Vì thế, với mô hình SaaS mang đến sự tiện lợi dành cho người dùng. Nó cũng đảm bảo rằng các bản cập nhật bảo mật được áp dụng càng sớm càng tốt. Đây chính là điểm yếu của các phần mềm truyền thống. Việc cập nhật các bản vá liên quan đến bảo mật cần phải tức thời để đảm bảo an ninh cho hệ thống.

Phần cứng
Với mô hình SaaS, yếu tố đầu tư phần cứng gần như được loại bỏ hoàn toàn.
Ngoài ra, một điểm thú vị nữa ở SaaS là khả năng mở rộng. Bạn có thể tuỳ biến quy mô dựa trên sự biến động về lượng người dùng của bạn. Khi tìm hiểu chi tiết về mô hình SaaS là gì bạn sẽ thấy nó được chia thành rất nhiều gói. Cách làm rất đơn giản là bạn tăng hoặc giảm gói dịch vụ bạn đang sử dụng là được. Với các phần mềm truyền thống thì điều bạn cần làm những lúc này là mua thêm hoặc bỏ bớt phân cứng.
Lưu trữ
Dữ liệu trong doanh nghiệp là quan trọng dẫn đến việc lưu trữ nó là vô cùng cần thiết.
Tuy nhiên, với SaaS, dữ liệu thường được lưu trên đám mây. Mọi sự thay đổi đều được cập nhật là lưu trữ kịp thời. Rủi ro nếu như một máy tính trong hệ thống bị mã hoá thì cũng không phải là vấn đề. Chỉ vài thao tác, bản sao lưu mới nhất trên đám mây sẽ được cập nhật lại trên máy tính đó.
Dữ liệu và phân tích
Báo cáo hiện trạng sử dụng phần mềm là điều mà doanh nghiệp nào cũng quan tâm. Liệu rằng việc sử dụng phần mềm có hiệu quả hay không? Với phần mềm truyền thống, để đo lường được điều này cũng là cả một vấn đề.
Với các ứng dụng SaaS, các doanh nghiệp sử dụng thường có quyền truy cập vào các công cụ báo cáo trực quan bằng hình ảnh. Điều này cung cấp thông tin chi tiết có giá trị về hoạt động kinh doanh, cho phép quy trình công việc được sắp xếp hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả.