Lật tẩy những cách kiếm tiền bằng xác định khách hàng mục tiêu -

Lật tẩy những cách kiếm tiền bằng xác định khách hàng mục tiêu

20/09/2021

Hẳn ai cũng biết, xác định khách hàng mục tiêu là một phần không thể thiếu trong bất cứ chiến lược marketing nào. Cách duy nhất để biết mình nên nói gì trong các chiến dịch, đó là biết mình đang nói chuyện với ai và họ muốn nghe gì. Để hiểu rõ về cách xác định được khách hàng mục tiêu hơn, bạn hãy cùng CrmViet tìm hiểu điều này nhé

Khách hàng mục tiêu là gì

Khách hàng mục tiêu là một nhóm đối tượng khách hàng trong phân khúc thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp bạn đang hướng tới. Nhóm đối tượng khách hàng này phải đang có nhu cầu về sản phẩm – dịch vụ của công ty. Và có khả năng chi trả cho sản phẩm – dịch vụ ấy. Khách hàng mục tiêu chính là những người thực sự mang lại cho sự phát triển của thương hiệu và doanh thu cho doanh nghiệp.

Chính vì vậy nên việc xác định chính xác khách hàng mục tiêu thực sự quan trọng bởi nếu làm tốt sẽ giúp làm tăng khả năng mua hàng và giảm thiểu những chi phí marketing không đáng có vào các đối tượng khách hàng không phù hợp.

Biết khách hàng của bạn - Cách tìm hiểu khách hàng của bạn muốn gì - Nguyễn  Trí Long Blog
Vì sao cần xác định khách hàng mục tiêu

Nếu bạn là chủ doanh nghiệp bán hàng xa xỉ, bạn lập một chiến dịch marketing để quảng bá ở vùng miền núi khó khăn thì không thể mang lại hiệu quả. Chính vì thế, bạn cần khoanh vùng các đối tượng phù hợp và chỉ tập trung vào đối tượng này để xúc tiến các hoạt động tiếp thị, marketing, tận dụng chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra. 

Thêm vào đó, xác định chân dung khách hàng mục tiêu cũng giúp mang lại hiệu quả cho toàn bộ chiến dịch do các đối tượng mà doanh nghiệp nhắm đến thường là những người tiêu dùng đã có kiến thức về sản phẩm, có nhu cầu tìm mua các sản phẩm, dịch vụ liên quan.

Cách tìm kiếm khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu sẽ được các doanh nghiệp tìm kiếm dựa trên nhiều phương diện khác nhau như: độ tuổi, thu nhập, giới tính, sở thích,.. để đưa ra kết luận sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp có phù hợp với họ hay không.

Thường sẽ thông qua những tương tác, tìm kiếm, mối quan tâm của khách hàng trên internet giúp cho bạn khi thực hiện các bài SEO có thể đưa các từ khóa chính về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn và khi họ search để tìm kiếm thông tin về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung ứng thì bài viết của doanh nghiệp sẽ hiện lên trang tìm kiếm của họ.

Cách tạo sự khác biệt trong kinh doanh

Các bước xác định khách hàng mục tiêu

1. Kiểm tra lại các giả định

Đây là bước đầu tiên cực kì quan trọng. Bởi nó có thể khiến bạn phải xác định lại khách hàng mục tiêu dù trước đó trong đầu bạn đã hình dung ra họ.

Ví dụ bạn nhắm vào đối tượng khách hàng là những phụ nữ trung niên. Vậy tại sao bạn lại chọn nhóm khách hàng đó? Khoanh vùng mục tiêu như vậy đã đúng chưa? Có phải tất cả phụ nữ trung niên đều có khả năng trở thành khách hàng, hay chỉ một nhóm nhỏ trong số các phụ nữ đó? Phụ nữ văn phòng, công nhân, bà nội trợ… chẳng hạn?

Đừng vội kết luận bất cứ điều gì trừ khi bạn có đủ cơ sở để chứng minh nó đúng.

2. Tham khảo dữ liệu từ những người đi trước

Trong thời đại 4.0 hiện nay, việc tìm kiếm thông tin không phải là một điều gì đó quá khó khăn.

Thay vì tự mình bỏ thời gian đi nghiên cứu về khách hàng bạn có thể tìm kiếm thông tin từ những bài báo, báo cáo thị trường, những quyển sách… mà trước đây các chuyên gia đã đưa ra.

Lưu ý: Chọn những nguồn tin mới nhất, gần với hiện tại nhất sau đó chắt lọc và chọn ra những thông tin hữu ích nhất cho riêng mình.

Khách hàng mục tiêu: Tiêu chí và các bước xác định hiệu quả

3. Phát họa chân dung khách hàng

Sau khi đã tìm đủ thông tin để đi đến một kết luận chắc chắn. Lúc này chúng ta mới bắt đầu đi phát họa chân dung khách hàng.

Quay lại đối tượng khách hàng là phụ nữ trung niên và bây giờ chúng ta sẽ thu hẹp phạm vi lại:

  • Độ tuổi
  • Công việc
  • Thu nhập
  • Học vấn
  • Cân nặng
  • Chiều cao

Hãy phát họa khách hàng càng chi tiết càng tốt. Như vậy mục tiêu của bạn sẽ càng chính xác hơn.

4. Khảo sát khách hàng

Sau khi có được chân dung tổng quát của khách hàng mục tiêu, chúng ta bắt đầu đi “đào” thêm thông tin về họ thông qua các cuộc khảo sát.

Ban đầu bạn có thể mở ra một cuộc khảo sát trên diện rộng, nhắm đến càng nhiều khách hàng càng tốt. Sử dụng các câu hỏi kiểu chọn đáp án để tìm hiểu thêm về thói quen của khách hàng. Những câu hỏi này có thể là những câu hỏi theo kiểu chung chung.

Tiếp đến hãy thu hẹp phạm vi khảo sát lại, tập trung vào một nhóm khách hàng nhỏ hơn. Sử dụng những câu hỏi mở để đào sâu vào suy nghĩ khách hàng. Khuyến khích khách hàng trả lời càng dài càng tốt, dùng những câu trả lời để làm tài liệu nghiên cứu về họ.

Trong quá trình khảo sát, đừng quên lồng vào những câu hỏi liên quan đến thương hiệu, sản phẩm để xem khách hàng đang nghĩ gì về bạn.

Xem thêm: Tìm kiếm khách hàng tiềm năng chất lượng qua 5 bước

5. Tìm hiểu đối thủ

Nếu bạn có đối thủ trong lĩnh vực, ngành hàng của mình, có thể họ đã từng làm khảo sát thị trường và chọn ra một tập khách hàng mục tiêu riêng.

Nếu khách hàng mục tiêu của họ giống của bạn, hãy tìm hiểu xem họ đang làm thế nào để thu hút những khách hàng đó, học hỏi cách họ làm để áp dụng cho bản thân.

Hoặc bạn cũng có thể tìm cách làm tốt hơn và tạo sự khác biệt cho riêng mình.

6. Tìm hiểu các sản phẩm và dịch vụ khác

Hãy tìm những sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng của bạn đã từng hoặc đang sử dụng (không liên quan đến sản phẩm/ dịch vụ của bạn). Tìm hiểu xem họ định vị thương hiệu như thế nào? Họ truyền tải thông điệp gì đến khách hàng? Truyền tải bằng cách nào?… Sau đó học hỏi và áp dụng cho bản thân.

Cách xác định chân dung khách hàng mục tiêu cho nhà hàng (có VD)

7. Nghe ngóng trên mạng xã hội

Mạng xã hội cũng là một công cụ hiệu quả để “nghe ngóng” khách hàng. Hãy dạo một vòng trên mạng xã hội xem thử mọi người đang nghĩ gì, đang bị thu hút bởi những sự kiện nào, like những trang nào… xem những thông tin đó có ích gì cho bạn không.

8. Kiểm tra tương tác với thương hiệu

Sử dụng các công cụ hỗ trợ như Google Analytics để theo dõi hành vi người dùng trên trang web vủa bạn. Ai là người thường xuyên tương tác với thương hiệu, cửa hàng của bạn? Đó có phải là khách hàng mục tiêu bạn đang nhắm đến không? Các bài viết của bạn có được nhiều người bình luận, like, share không?

Sử dụng những dữ liệu thu được để điều chỉnh cách tiếp cận của bạn.

9. Cố gắng để hiểu khách hàng hơn

Bạn không thể nào hoàn toàn hiểu được khách hàng của mình, hoặc khi bạn tìm ra cách để hiểu họ thì họ đã thay đổi.

Không có một giả định nào luôn luôn đúng cả. Những gì bạn tìm thấy về khách hàng có thể đúng trong thời điểm hiện tại. Nhưng sẽ không còn đúng trong tương lai. Bởi vậy hãy luôn lắng nghe, tìm hiểu để hiểu thêm về khách hàng, dự đoán được những thay đổi trước khi nó xảy ra.

About the author

Thuỷ Tiên Nguyễn Lê

Leave a comment:


close